Màn hình công nghệ OLED đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
TV OLED không chỉ là thế hệ TV mới nhất, nó còn là thế hệ TV tiên phong trong lịch sử loài người sử dụng vật liệu hữu cơ để chế tạo ra tấm nền, với cơ chế phát quang hoàn toàn khác biệt. Tất cả các công nghệ dùng để chế tạo tấm nền cho TV trước đó, đều sử dụng vật liệu vô cơ, thậm chí một số còn chứa cả những nguyên tố kim loại nặng hay phi kim như chì, cadium, thuỷ ngân, phốt pho…
LG trở thành TV OLED như thế nào?
Năm 2013, nhiều nhà sản xuất TV trên thế giới đều mong muốn dẫn đầu cuộc đua công nghệ OLED dành cho TV. Không chỉ LG, mà rất nhiều thương hiệu lớn đều hé lộ những nguyên mẫu TV OLED, với vô vàn lời hứa tốt đẹp, rằng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng chất lượng hình ảnh và thiết kế cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khoảng cách giữa “mong muốn” và hiện thực là khoảng cách khá xa bởi chế tạo tấm nền OLED kích thước từ 55″ trở lên đòi hỏi kỹ thuật chế tạo cao cấp và rủi ro vô cùng lớn. Đi-ốt phát quang hữu cơ (Organic LED) vốn rất “sang chảnh”, khó định hình thành hàng triệu điểm ảnh siêu nhỏ có kích thước giống nhau trên mặt phẳng lớn và siêu mỏng.
TV OLED được kiểm tra chất lượng trước khi ra khỏi nhà máy ở Hàn Quốc.
Môi trường sản xuất chân không và hệ thống máy móc tối tân khiến cho các hãng phải chi ra hàng chục tỷ USD để chế tạo ra dây chuyền sản xuất trên quy mô công nghiệp. Nắm bắt công nghệ và yếu tố lợi nhuận là rào cản khiến cho không ít tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp TV phải bỏ cuộc và quay lại với công nghệ LCD truyền thống, vốn không cần nghiên cứu nhiều và chi phí sản xuất thấp hơn.
Tưởng chừng như chỉ dừng lại ở mức nguyên mẫu thử nghiệm, nhưng TV OLED vẫn được tiếp tục bởi một nhà sản xuất duy nhất, chính là LG.
“Đơn thương độc mã” trên con đường nghiên cứu và chế tạo, nhưng ngay từ khi ra mắt, TV LG OLED được các tạp chí hàng đầu trong ngành công nghiệp hiển thị coi là biểu tượng mới về thiết kế và chất lượng hình ảnh, để thiết lập nên những kỷ lục khi luôn đứng ở vị trí hàng đầu cho những chiếc TV tốt hàng đầu thế giới của nhiều bảng xếp hạng uy tín trên thế giới của Displaymate, Cnet, Rtings…
TV OLED của LG đang thống trị các bảng xếp hạng TV hàng đầu thế giới.
Điểm khác biệt của TV OLED với các loại TV LCD hiện nay chính là vật liệu phát quang, dùng để tạo ra ánh sáng cho TV.
TV LCD sử dụng nguồn sáng là đèn nền LED với số lượng giới hạn vào khoảng vài trăm chiếc, được bố trí ở viền màn hình hoặc dưới lớp tinh thể lỏng (các điểm ảnh). Đèn LED của màn hình luôn sáng ở dưới lớp tinh thể lỏng LCD, gây ra hiện tượng hở sáng, màu đen không sâu và độ tương phản thấp. Trong khi đó, TV OLED sử dụng vật liệu organic để tạo thành hàng triệu điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh đều có thể tự phát sáng và tắt mở độc lập với nhau. Do đó, TV OLED không bị hở sáng, màu đen tuyệt đối và độ tương phản là vô hạn.
Công nghệ Organic LED cho phép tạo ra nhiều loại màn hình.
Nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng hãy tưởng tượng rằng TV LCD LED giống như bạn đặt một lớp kính râm trước bóng đèn, còn TV OLED giống như một tờ giấy trên đó có hàng triệu chú đom đóm có thể tự phát sáng để tạo ra hàng tỷ màu sắc.
Nhiều thương hiệu “thèm khát” TV OLED
Sau gần 7 năm có mặt trên thị trường, TV OLED của LG đã trở thành biểu tượng của chất lượng hình ảnh và thiết kế đổi mới. Các tạp chí nghe nhìn uy tín của thế giới như Displaymate, Cnet hay Rtings đều không ngần ngại đưa ra những đánh giá mang tính tuyệt đối cho TV OLED.
Ngay từ những sản phẩm đầu tiên, Displaymate đã đo đạc rất kỹ các thông số để đưa ra kết luận “không gì khác ngoài từ hoàn hảo” cho chất lượng hình ảnh của TV OLED. Với tạp chí Cnet, tất cả các dòng TV OLED mới nhất luôn nhận được điểm 10 tuyệt đối cho hiệu suất xử lý hình ảnh. Còn bảng xếp hạng TV tốt nhất thế giới của Rtings thì luôn được thống trị bởi các dòng TV OLED mới nhất của LG.
Săn tìm TV OLED tại lễ giảm giá ở Mỹ.
Không chỉ có chất lượng hình ảnh hoàn hảo, tất cả những đổi mới về thiết kế của TV gần đây đều được tạo ra bởi công nghệ OLED. Từ TV mỏng nhất thế giới, TV dán tường, TV cuộn, TV trong suốt hay TV 2 mặt đều được tạo ra bởi tấm nền OLED do LG chế tạo.
Sự thành công của LG khiến cho “cơn khát” TV OLED lên tới đỉnh điểm. Có hơn 15 thương hiệu TV lớn trên thế giới sử dụng tấm nền OLED do LG chết tạo để sản xuất TV cao cấp.